RFID là gì?
RFID
là tên viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification (Nhận dạng tần số vô
tuyến điện). Công nghệ này cho phép một thiết bị đọc thông tin chứa trong thẻ
chip “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách xa (từ 50cm tới
10m tùy theo kiểu của thẻ nhãn RFID).
Cách RFID hoạt động:
Nói một cách đơn giản Công nghệ RFID dựa vào sóng Radio để gửi và nhận thông tin giữa nhãn và đầu đọc (đầu đọc RFID sẽ gửi tín hiệu đến thẻ nhãn RFID và thẻ nhãn RFID sẽ gửi lại tín hiệu mang thông tin sản phẩm) Từ đó có thể đọc và truy vết nhanh thông tin sản phẩm bên trong thẻ mà không cần căn chỉnh máy quét trực tiếp vào bề mặt thẻ (Nếu là mã vạch sản phẩm và đầu đọc thì phải đưa sản phẩm lên tầm quét laser mới đọc được và mỗi lần chỉ quét được 1 sản phẩm). Điều này mang lại cho các thẻ nhãn RFID một lợi thế rõ ràng khi thúc đẩy khả năng theo dõi và tối ưu chuỗi cung ứng.
Minh họa cách thức truyền dữ liệu trong hệ thống
RFID
Các loại thẻ nhãn RFID
·
Xét về phạm vi tần số, thẻ nhãn
RFID có 4 loại khác nhau:
-
NFC (near field
communication): thẻ giao tiếp gần
-
LF (low frequency): tần số
thấp
-
HF (high frequency): tần
số cao
-
UHF (ultra-high
frequency): tần số siêu cao
·
Xét về ứng dụng, có 3
loại nhãn RFID
-
Hoạt động (active):
có năng lượng – có pin và truyền tín hiệu theo chu kỳ, hữu ích trong các ứng dụng
theo dõi vị trí (pin trong thẻ hoạt động có thể tăng cường độ mạnh tín hiệu, thẻ
có phạm vi đọc dài hơn, lên đến 100 mét). Với chi phí đắt hơn cả, loại thẻ này
thường dùng để theo dõi các tài sản có giá trị rất cao, như thiết bị xây dựng,
ô tô hoặc ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe
-
Thụ động( passive):
không có năng lượng – thẻ chỉ hoạt động khi nhận được tín hiệu radio từ đầu đọc
(Năng lượng từ tín hiệu đầu đọc được sử dụng để bật thẻ và truyền tín hiệu mang
thông tin trở lại đầu đọc), thường dùng trong theo dõi hàng hóa, pallet với chi
phí rẻ.
-
Bán thụ động (semi-passive):
hỗ trợ pin – thẻ có pin nhưng không truyền tín hiệu theo chu kỳ như thẻ nhãn RFID hoạt động, thay vào đó, pin
chỉ được sử dụng để bật thẻ khi nhận được tín hiệu – điều này cho phép tất cả
năng lượng từ tín hiệu của đầu đọc được truyền ngược lại.
Một số lĩnh vực ứng dụng RFID:
Một trong các ứng dụng phổ biến nhất là
theo dõi hàng hóa trong kho. Với việc ứng dụng RFID, các sản phẩm trong kho
hàng chỉ cần gắn nhãn RFID và lưu trữ trong kho, mọi thông tin về số lượng, chủng
loại, vị trí, thời gian ở vị trí hiện tại bao lâu điều được thống kê và hiển thị
trên phần mềm máy tính.
Ứng dụng tự động thu phí xe ô tô hoặc kiểm
soát khi qua trạm cũng được áp dụng thường xuyên tại các nước châu Âu. Hiện nay
chính phủ cũng đề xuất sử dụng tại các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà
Nẵng…
Dùng cho trang sức được thiết kế đặc
biệt cho phép tự động theo dõi trang sức trong các ứng dụng buôn bán kinh doanh
trang sức, vàng bạc đá quý hoặc để cất giữ an toàn
Ứng dụng theo dõi các trang thiết bị y tế,
các mẫu xét nghiệm trong bệnh viện. Nhờ RFID việc giám sát các thiết bị y tế và
theo dõi các mẫu xét nghiệm ở vị trí nào, khi nào hết hạn, mẫu nào cần thay thế
sẽ trở nên đơn giản, tự động và tiết kiệm tối đa thời gian tìm kiếm vị trí các
mẫu và thiết bị ở đâu?
Ngoài ra còn có thể ứng dụng : kiểm soát nhân viên, thiết bị tài sản công nghiệp, theo dõi các loài động vật, gia súc gia cầm…